Tham khảo bài viết mới nhất:

Sự khác biệt giữa co hàn inox và các loại co hàn khác

Sự khác biệt giữa co hàn inox và các loại co hàn khác Leave a comment

Co hàn là một loại phụ kiện rất quen thuộc dùng để kết nối các đường ống lại với nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại co hàn khác nhau khiến cho người dùng băn khoăn không biết chọn loại nào. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết sự khác biệt giữa co hàn inox và các loại co hàn khác như thế nào nhé!

co hàn inox

Co hàn giúp kết nối đường ống trong hệ thống lại với nhau. 

Co hàn là gì?

Co hàn là một trong những phụ kiện inox được sử dụng để kết nối các đường ống theo nhiều góc độ khác nhau. Đây là phụ kiện được sử dụng trong các hệ thống đường ống dạng bo cong hoặc bẻ góc đường ống từ 45 độ, 90 độ và 180 độ.

Chúng được lắp đặt ở những vị trí cần chuyển hướng dòng chảy ở những khu vực chật hẹp hay vị trí không thể dùng đường ống thẳng được. Khi lắp đặt, các bạn phải chọn đúng loại co hàn có kích thước bằng với kích thước của đường ống. Hai đầu sẽ được kết nối với nhau bằng phương pháp hàn.

So với các dòng co khác như co nối ren hay co gắn keo thì co hàn có độ chắc chắn và độ bền cao hơn rất nhiều. Bởi vì, co hàn có khả năng chịu được áp lực cao và có độ kín khít tránh rò rỉ lưu chất trong hệ thống.

Co hàn được phân chia thành nhiều chủng loại khác nhau

Co hàn được phân chia thành nhiều chủng loại khác nhau.

Phân loại co hàn được sử dụng phổ biến

Co hàn hiện nay được phân biệt thành nhiều dạng khác nhau dựa trên vật liệu, kiểu dáng và tính năng ứng dụng. Dưới đây là cách phân loại chi tiết cho các bạn tham khảo:

Phân loại theo chất liệu

Co hàn hiện nay được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Dưới đây là thông tin của một số loại cơ bản:

  • Co hàn inox được làm từ các loại inox 304, inox 316, inox 201…
  • Co hàn thép cacbon.
  • Co hàn nhựa
  • Co hàn nhôm
  • Co hàn đồng…

Phân loại co hàn theo góc uốn

Khi phân loại co hàn theo góc uốn, chúng được chia thành những loại sau đây:

  • Co hàn 45 độ là loại co hàn có góc nối uốn cong 45 độ. Nó được dùng để chuyển hướng dòng chảy với góc nhỏ.
  • Co hàn 90 độ là loại co hàn có góc nối uốn cong 90 độ. Nó được dùng trong các hệ thống đường ống cần chuyển dòng chảy theo góc vuông.
  • Co hàn 180 độ là loại co hàn có góc nối uốn cong 180 độ. Nó thích hợp dùng để đảo chiều các dòng chảy trong đường ống.

Co hàn được phân theo kiểu kết nối có loại 90 độ

Co hàn được phân theo kiểu kết nối có loại 90 độ.

Phân loại co hàn theo kiểu kết nối

Khi phân loại co hàn theo kiểu kết nối, chúng ta sẽ có 2 loại co hàn chính sau đây:

  • Co hàn nối trực tiếp được hàn trực tiếp vào đường ống. Loại này thường được dùng trong các hệ thống phải chịu áp lực lớn.
  • Co hàn lồng là loại co hàn có rãnh được lồng vào đường ống sau đó hàn kín. Loại co này thường được dùng trong các đường ống có kích thước nhỏ.

Phân loại theo ứng dụng

Để phân loại co hàn theo ứng dụng thực tế, chúng ta cũng chia ra làm 2 loại cơ bản sau đây:

  • Co hàn công nghiệp là loại được dùng trong các ngành công nghiệp dầu khí, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế tạo năng lượng…
  • Co hàn dân dụng được dùng trong các hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn khí và tưới tiêu nông nghiệp…

co hàn inox khác các loại co hàn khác ở điểm gì

Co hàn inox được sử dụng trong rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp.

Sự khác biệt giữa co hàn inox và các loại co hàn khác

Khi phân biệt co hàn theo chất liệu ngoài inox thì còn có nhiều loại vật liệu khác như: thép carbon, đồng và nhôm. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu sự khác biệt giữa co hàn inox và các loại co hàn khác như thế nào nhé!

Tiêu chí Co hàn inox Co hàn thép carbon Co hàn đồng Co hàn nhôm
Chất liệu Inox 201, 304, 316 Théo carbon Đồng nguyên chất hoặc hợp kim đồng. Nhôm hoặc các hợp kim nhôm.
Đặc tính
  • Chịu được nhiệt độ cao.
  • Chịu được áp lực mạnh.
  • Chống ăn mòn hóa học tốt.
  • Bề mặt sáng bóng ít bị oxy hóa do môi trường.
  • Độ cứng chắc cao chống biến dạng tốt.
  • Có khả năng chịu nhiệt nhưng không bằng inox.
  • Chịu được áp lực cao.
  • Khả năng chống oxy hóa thấp dễ bị ăn mòn và gỉ sét.
  • Bề mặt dễ bị xỉn màu và gỉ sét theo thời gian.
  • Khả năng chống ăn mòn hóa học kém trong môi trường có axit mạnh.
  • Khả năng chịu nhiệt thấp hơn inox và dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao.
  • Không chịu được áp suất cao.
  • Bề mặt dễ bị oxy hóa, xỉn màu theo thời gian.
  • Khả năng chống ăn mòn không tốt vì dễ bị oxy hóa trong môi trường hóa chất mạnh hoặc muối biển.
  • Khả năng chịu nhiệt thấp dễ bị biến dạng.
  • Bề mặt sáng nhưng dễ bị oxy hóa và xỉn màu.
Ứng dụng Co hàn inox được dùng trong cả công nghiệp và dân dụng. Co hàn thép cacbon được dùng trong các hệ thống ống công nghiệp. Co hàn đồng được dùng trong các hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi và hệ thống làm lạnh. Co hàn nhôm thường được dùng trong các ngành hàng không, vận tải, hệ thống làm mát…
Khả năng gia công Khó gia công vì độ cứng cao Dễ gia công và cắt hàn. Dễ gia công nhờ đặc tính mềm dẻo. Gia công dễ dàng do mềm dẻo.

Tạm kết: 

Việc tìm hiểu sự khác biệt giữa co hàn inox và các loại co hàn khác như: đồng, nhôm, thép carbon được xem là rất hữu ích. Thông qua bảng so sánh, chúng ta thấy co hàn inox có độ bền cao và khả năng chống oxy hóa tốt hơn các loại co hàn khác. Chính nhờ ưu điểm này đã giúp co hàn inox được sử dụng phổ biến hơn trong thực tế.

Nếu các bạn có nhu cầu tìm đơn vị cung cấp co hàn inox uy tín tại Việt Nam. Hãy đến với công ty TNHH Kỹ Thuật GAAD – Chúng tôi chuyên sản xuất và phân phối các dòng phụ kiện inox hàn cao cấp. Liên hệ ngay số hotline: 0966 899 579 để được nhân viên GAAD tư vấn ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

SHOPPING CART

close